Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Nhận định chứng khoán ngày 31/1: “Mục tiêu ngắn hạn 1.145”

VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 31/1/2018...
 
BSC nhận định chỉ số thị trường sẽ tiếp tục áp sát và vượt qua đỉnh cũ năm 2017.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/1, VN-Index tăng 0,76 điểm lên 1.110,56 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng nhẹ 0,01 điểm lên 127,36 điểm.

Xu hướng phân hóa còn tiếp diễn

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt - BVSC)

"Diễn biến đảo chiều tăng điểm của thị trường nửa cuối phiên chiều giúp khả năng tăng điểm của chỉ số trong các phiên sắp tới được đánh giá ở mức cao. Mặc dù vậy, xu hướng phân hóa mạnh sẽ còn tiếp diễn với dòng tiền tập trung ở nhóm cổ phiếu triển vọng kinh doanh 2018 khả quan".

Tránh lướt sóng ngắn hạn

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC)

"Đúng với nhận định, thị trường đang có những nhịp điều chỉnh ngắn hạn. Dù đây là phiên T 3 của phiên giao dich vượt đỉnh thứ 5 tuần trước nhưng lực mua cũng cân bằng với áp lực chốt lời thể hiện xu hướng dòng tiền vẫn tiếp tục chảy mạnh vào thị trường. 

BSC nhận định chỉ số thị trường sẽ tiếp tục áp sát và vượt qua đỉnh cũ năm 2017. Nhà đầu tư nên tránh việc lướt sóng ngắn hạn trong thời điểm này khi mà thị trường sẽ tiếp tục rung lắc mạnh với biên độ dao động ở mức cao".

Rung lắc đi ngang trong biên độ 1.100-1.120

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS)

"Chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm là thị trường cần thêm thời gian tích lũy để củng cố vùng giá cao đã đạt được trong khoảng 3 phiên trở lại đây trước khi tiếp tục đà đi lên để hướng tới mức đỉnh lịch sử tại 1.179 điểm. 

Dự báo, trong phiên giao dịch ngày 31/1, VN-Index có thể sẽ tiếp tục rung lắc và đi ngang trong biên độ 1.100-1.120 điểm để củng cố vững chắc hơn cho vùng giá này. Nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua mới và có thể tận dụng đà tăng của thị trường để chốt lời dần một phần danh mục. Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục và triển vọng tăng trưởng tích cực trong năm 2018".

Mục tiêu ngắn hạn 1.145

(Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT - FPTS)

"Mặc dù thị trường đang có những phản ứng tích cực về mặt kỹ thuật nhưng chúng tôi vẫn khuyến nghị nhà đầu tư không nên vội vàng hành động theo cảm tính bởi thị trường đang liên tục có những biến động nhanh, mạnh và bất ngờ. 

Chiến lược phù hợp vẫn là tiếp tục quan sát để chờ đợi các tín hiệu thực sự tin cậy về xu hướng hoặc nhóm ngành dẫn dắt tiếp theo. 

Theo quan sát, dòng tiền trên thị trường đang có hiện tượng chuyển hướng sang các cổ phiếu bất động sản - xây dựng thay cho nhóm cổ phiếu ngân hàng đang suy yếu. Đây có thể là cơ hội cho nhà đầu tư ưa thích trading ngắn hạn bởi có khá nhiều cổ phiếu bất động sản - xây dựng đã đi ngược thị trường trong thời gian vừa qua".

Duy trì xu hướng tăng

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt - VDSC)

"Hai chỉ số đều đóng cửa với sắc xanh, dòng tiền tham gia vẫn được duy trì tích cực và sẵn sàng mua vào khi thị trường điều chỉnh, nhìn chung VN-Index và HNX-Index tiếp tục duy trì trạng thái xu hướng tăng giá, do vậy nhà đầu tư vẫn có thể thế nắm giữ, tuy nhiên cũng cần hạn chế mua đuổi giá do mức tăng đã khá cao".

Trần Ngọc Bích chia sẻ những khó khăn ngày đầu tiên thành lập Tân Hiệp Phát

Chủ đề: https://goo.gl/HHPAvn


Bà Bích kể lại, năm 2009, khi đã xác lập vị trí số 1 trên thị trường nước giải khát Việt Nam sau 13 năm hoạt động, người sáng lập Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh bỗng “chuyển đầu bài”, đặt ra một câu hỏi lớn.


Theo đó, điều hành cho Tân Hiệp Phát tăng trưởng không khó, nhưng làm thế nào để Tập đoàn phát triển lâu dài, nhất là sau khi người sáng lập rời vị trí này?
Trần Ngọc Bích - giám đốc nhân sự  đã mở đầu câu chuyện tại Tân Hiệp Phát như vậy, để nói về thách thức mà công việc bà đảm nhận phải vượt qua.
Với chất giọng trầm ấm, vững vàng, khác hẳn nét trẻ trung, sôi nổi của một doanh nhân hiện đại tuổi chưa tới 30, Trần Ngọc Bích chia sẻ, bà nhận ra có 2 yếu tố cốt lõi trên con đường thực thi nhiệm vụ “tìm ra chìa khóa” trường tồn.


Thứ nhất, đó là phải lan tỏa khát vọng và tư duy của người sáng lập đến các lãnh đạo Tập đoàn. Thứ hai là làm sao để mỗi người lãnh đạo Tập đoàn sẽ điều hành tổ chức của mình với văn hóa như người sáng lập ứng xử với các lãnh đạo.

Tân Hiệp Phát có gần 10 nghìn người lao động, Tổng giám đốc không biết hết các nhân sự làm việc cho Tập đoàn, nên theo bà Bích, điểm gắn kết và xuyên suốt những nỗ lực cho cả cỗ máy vận hành chính là văn hóa.

Nắm 2 yếu tố cốt lõi là văn hóa và năng lực nhân sự, công tác quản trị con người tại Tân Hiệp Phát “cứ thế bước đi”.
Tại Tân Hiệp Phát, chúng tôi tin rằng mọi cá nhân đều có một giá trị đặc biệt để cống hiến. Vì thế, việc của chúng tôi là mang đến những điều kiện phù hợp cho sự đóng góp, thể hiện của từng cá nhân trong môi trường làm việc gần gũi.


Chúng tôi có ít quy tắc và sẽ ngày càng ít hơn, nhưng lại có nhiều tiêu chuẩn cao. Một trong số những tiêu chuẩn đó là quyết tâm điều chỉnh hành vi để đóng góp cho sự phát triển bền lâu của Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Chúng tôi gắn kết bên nhau như một cộng đồng, chịu trách nhiệm cho những điều còn lớn hơn chính bản thân mỗi cá nhân.

Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp là bởi chỉ có nguồn lực con người mới thẩm thấu được văn hóa và quản trị con người chính là quản trị sự thay đổi, bởi thực tế các nguồn lực khác không có khả năng phản kháng mà chỉ là những nhân tố đầu vào chịu sự quản trị của con người.

Chúng tôi tin rằng, nếu các nhân sự thấm nhuần văn hóa doanh nghiệp và từng nhân sự phát huy tối đa khả năng quản trị các nguồn lực được giao thì không có lý do gì tổ chức không tiến lên.
Tân Hiệp Phát đốc thúc quyền làm chủ và ngày càng tự chủ của các nhân sự. Bạn có chuyên môn và kỹ năng Tân Hiệp Phát cần phát triển. Tân Hiệp Phát có tiền vốn và môi trường để bạn có thể sử dụng chuyên môn của mình.

Tập đoàn cung cấp cho nhân sự những nguồn lực đắt giá (vốn, hệ thống công nghệ thông tin, khách hàng…), với một kỳ vọng rằng, mỗi nhân sự sẽ là nhà quản lý tốt các tài nguyên, đối xử với những tài nguyên được giao như cách họ chăm sóc tài sản của riêng mình.

Quan niệm này là sự tiếp nối tư duy của cha tôi - Người sáng lập Tập đoàn. Ông muốn xây dựng một Tập đoàn mà ở đó “Bạn đã đồng hành với tôi trong một hành trình lớn”, chứ không phải là “Chúng tôi thuê bạn để làm một công việc cho Tập đoàn”.

Các nhân sự sẽ nhận được mức lương tương ứng và họ có thể dùng khoản lương đó để mua cổ phần, tức là nắm quyền làm chủ thực sự. Lúc ấy, nhân sự là người chủ hợp pháp và có thể nhận lợi nhuận chia về từ hoạt động của Tập đoàn.

Theo thời gian, số lượng nhân sự tại Tân Hiệp Phát tăng mạnh và điều hạnh phúc đối với chúng tôi là sự gắn bó và nỗ lực toàn tâm của nhiều cộng sự. Hàng trăm nhân sự đã đồng hành cùng Tập đoàn từ những năm đầu thành lập, trong đó 50 năm nhân viên đầu tiên vẫn đang đi cùng Tân Hiệp Phát và chúng tôi sắp kỷ niệm 23 năm thành lập Công ty.
Quản trị nhân sự ở doanh nghiệp tỷ USD">Quản trị nhân sự ở doanh nghiệp tỷ USD">

Đó là năng lực triển khai. Thực tế có nhiều người giỏi nhưng nói người khác không hiểu hoặc không thực thi theo thì cũng vô nghĩa.
Đầu tư 300 triệu USD xây 3 nhà máy mới vào năm 2013, Tập đoàn Tân Hiệp Phát hiện có năng lực sản xuất khoảng 3 triệu lít nước ngọt/ngày. Ở tầm cỡ doanh nghiệp có giá trị tỉ USD Tân Hiệp Phát đang xây dựng một mô hình quản trị nhân sự mới, tạm gọi là "Thuật lãnh đạo Tham gia" trong khát vọng phát triển và trường tồn.

Giá trị của mỗi nhân sự nằm ở tài năng và khả năng chuyển hóa tài năng cá nhân thành năng lực tập thể. Trong thế giới ngày càng chuyển động nhanh và sáng tạo không ngừng ngày nay, việc có một ý tưởng là quý, nhưng ý tưởng cũng có thể mua hoặc thuê các nhà tư vấn để có được.

Vì thế, chúng tôi rất coi trọng khả năng hòa hợp với văn hóa của tổ chức và khả năng tổ chức công việc của mỗi nhân sự khi gia nhập hành trình chung cùng chúng tôi.
Chúng tôi đã từng trải qua một bài học thú vị. Đó là hồi xây dựng Nhà máy mới cách đây vài năm, do khoản đầu tư rất lớn và mục tiêu xây dựng Nhà máy có quy mô và chất lượng tiêu chuẩn toàn cầu, Tập đoàn đã mời vị giám đốc từng xây nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất thế giới về làm chủ dự án này.
Sau 6 tháng chạy dự án, vị giám đốc không xây được đội ngũ kế tiếp mình và cuối cùng, chúng tôi đã phải chọn một nhân sự khác đảm nhận công việc làm chủ dự án xây dựng Nhà máy.
Thời nay, thời của công nghệ 4.0 với những thay đổi như vũ bão trong cách tương tác giữa con người với con người, giữa con người với công việc.

Vậy đâu là thuận lợi, đâu là thách thức trong công tác quản lý nhân sự của những DN tầm cỡ tỷ USD như Tân Hiệp Phát?

Đúng là cơ hội cho sự thay đổi trong một thế giới đang thay đổi như vũ bão đang ngày càng nhiều và rộng mở. Tuy nhiên, như tôi đã nói, chúng tôi trân trọng văn hóa và năng lực của từng cá nhân.

Nếu bạn làm việc ở Tân Hiệp Phát một thời gian dài và chứng tỏ được tinh thần sẵn sàng cùng khả năng học hỏi, nhận lãnh trách nhiệm cùng quyền làm chủ nhiều hơn, thì chúng tôi sẽ đưa cho bạn nhiều trách nhiệm và quyền làm chủ hơn, cùng những phúc lợi đi kèm với việc nhận lãnh trách nhiệm đó.

Nếu bạn rời Tân Hiệp Phát, chúng tôi chúc bạn những điều tốt lành nhất.

Đừng ngại sự thay đổi. Bạn phải đóng góp mọi tri thức và sự thông thái bạn đã nhận được cho người chủ doanh nghiệp tiếp theo của mình. Và một ngày nào đó, có thể chúng ta sẽ cùng cho nhau quyền lợi từ một sự hợp tác trong tương lai. Chúng tôi vẫn thường đón chào những nhân viên trở lại với mình sau khi họ đã rời đi.
Thế giới mang đến cho các nhà lãnh đạo hai mô hình nhân sinh quan tổng quát. Mô hình lãnh đạo đầu tiên gọi là Chỉ huy-và-Kiểm soát và mô hình này phổ biến đến nỗi mọi người còn không nghĩ nó chỉ là “phong cách;” họ nhìn nhận nó như là “sự quản lý.” Và nó thật sự là quản lý, chứ không phải là lãnh đạo.
Quản lý theo kiểu Chỉ huy-và-Kiểm soát là tuân thủ nội quy, thể hiện quyền lực, chỉ huy dựa trên nhiệm vụ, và có chế tài xử phạt. Những nhân viên dưới quyền quản lý kiểu này sẽ hiểu rằng: họ đang làm việc dưới một loạt điều kiện và tiêu chuẩn chỉ thỉnh thoảng được thể hiện bằng văn bản. Tuy nhiên, phong cách này làm giới hạn khả năng các doanh nghiệp.
Trong khi đó, trong nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá này, thành công kinh doanh phải xuất phát trực tiếp từ sự đổi mới, không phải từ việc xuôi theo những nội quy.
Nói cách khác, thành công thu nhận về không phải từ việc hành động một cách hoàn hảo những gì đã được biết trước, mà bởi sự mở rộng, đổi mới những gì chưa biết tới.

Môi trường tốt nhất để phát triển những điều chưa được biết đến là một văn hoá doanh nghiệp, nơi mọi người được khuyến khích đổi mới dựa trên lợi ích của công ty.

Chúng tôi đang nỗ lực tạo ra một mô hình thay thế cho phong cách quản lý Chỉ huy-và-Kiểm soát, cha tôi tạm gọi là “Thuật lãnh đạo Tham gia”. Đây là cách tôi nhìn ra sự khác biệt chủ chốt giữa 2 mô hình Chỉ huy-và-Kiểm soát và Hợp tác.

Cùng với đó, chúng tôi duy trì phong cách lãnh đạo bằng điển hình và nhận lãnh trách nhiệm. Khi khó khăn nổi lên, các nhà quản lý phải xem xét bản thân trước khi đổ lỗi cho người khác.

Trong hầu hết các trường hợp, vấn đề không nằm ở “ngoài kia” mà nằm ở chính nhà quản lý. Khi đó, cần tập trung xử lý vấn đề với tư cách lãnh đạo và giải quyết nó một cách có tâm.

Những giải pháp chỉ phục vụ cho Tân Hiệp Phát - hoặc tệ hơn, chỉ phục vụ cho nhà quản lý - thì không được chấp nhận, bởi lẽ chúng không có giá trị bền vững và vì cộng đồng.

Nhận định thị trường chứng khoán 30/1: Có thể xuất hiện rung lắc và đi ngang

Thị trường cần một vài phiên tích lũy để gia cố vùng giá cao đã đạt được trong khoảng 2 phiên trở lại đây trước khi tiếp tục đà đi lên để hướng tới mức đỉnh lịch sử tại 1.179 điểm
Thị trường sau khoảng thời gian tăng khá mạnh vào tuần trước thì đang phải chịu áp lực chốt lời khá mạnh. Hầu hết các ngành đều đang phân hóa mạnh, chỉ có Ngân hàng và Chứng khoán vẫn đang thu hút được dòng tiền từ nhà đầu tư.

Trong phiên giao dịch 29/1, dòng tiền của nhà đầu tư đang có xu hướng suy yếu ở các cổ phiếu vốn hóa lớn khiến nhóm này điều chỉnh và chảy sang các mã cổ phiếu vừa và nhỏ. Nhìn chung, dù áp lực chốt lời lớn nhưng lực đỡ từ dòng tiền của nhà đầu tư vẫn rất mạnh.

nhan dinh thi truong chung khoan 301 co the xuat hien rung lac va di ngang
(Ảnh minh họa)
Dưới đây là nhận định của các công ty chứng khoán cho ngày giao dịch 30/1.

Điều chỉnh ngắn hạn
Chứng khoán BIDV - BSC

BSC nhận định thị trường có thể sẽ có những nhịp điều chỉnh ngắn hạn giống phiên 29/1 do khối ngoại đã chuyển qua bán ròng nhưng bức tranh vĩ mô chung vẫn rất tích cực và chỉ số thị trường sẽ tiếp tục con đường vượt qua đỉnh cũ.

Áp lực bán gia tăng
Chứng khoán Rồng Việt - VDSC

Thị trường có biến động tăng, giảm trái chiều nhưng đều thể hiện áp lực bán đang có dấu hiệu gia tăng. Nhà đầu tư có thể xem xét giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu và chờ cơ hội cơ cấu danh mục đầu tư.

Đi ngang biên độ 1.100 – 1.120 điểm
Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội - SHS

Dự báo, trong phiên giao dịch ngày 30/1, VN-Index có thể xuất hiện những biến động rung lắc và đi ngang trong biên độ 1.100 - 1.120 điểm để gia cố cho vùng giá này. Nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua mới và có thể tận dụng đà tăng của thị trường để chốt lời dần một phần danh mục. Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục và triển vọng tăng trưởng tích cực trong năm 2018.
Có thể tiếp tục rung lắc
Chứng khoán Bảo Việt - BVSC

Thị trường được dự báo có thể sẽ tiếp tục thêm một vài phiên rung lắc trong ngắn hạn. Mặc dù vậy, sự phân hóa sẽ tiếp tục diễn ra giữa các nhóm cổ phiếu dựa trên nền tảng hoạt động và triển vọng kinh doanh năm 2018.

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Vì sao Phạm Công Danh kéo bà Trần Ngọc Bích vào...‘cuộc chơi’?

Chủ đề: https://goo.gl/HHPAvn

Ngày 16/8, tại phần luận tội, đại diện VKS đã kết luận cáo trạng truy tố các bị cáo là đúng người đúng tội và khẳng định chưa có căn cứ chứng minh quan hệ vay mượn giữa Phạm Công Danh và nhóm Trần Ngọc Bích.

Nhưng trong các lời khai của mình, Phạm Công Danh vẫn quả quyết có quan hệ vay mượn với bà Bích.

Phải chăng, với việc “vơ món nợ” 5.190 tỷ đồng vào người, Danh đang muốn hoán đổi quan hệ giao dịch giữa bà Bích với VNCB trở thành quan hệ giao dịch giữa cá nhân bà Bích với cá nhân Phạm Công Danh.

Đây là thao tác khôn ngoan, hòng đẩy giao dịch này về dân sự, để Danh thoát tội.

Sáng nay, 17/8, tại phần bào chữa cho thân chủ của mình, luật sư Phan Trung Hoài đã đề nghị HĐXX xem xét 5.190 tỷ đồng là không có cơ sở VNCB bị thiệt hại nên cần tách ra.

Mặt khác, nếu trừ ra 5.490 tỷ đồng mà nhóm bà Bích tranh chấp với VNCB thì số tiền mà cáo trạng truy tố bị cáo Phạm Công Danh với hành vi cố ý làm trái là trên 1.000 tỷ đồng, cộng thêm 2.090 tỷ đồng thì thiệt hại chỉ trên 3.000 tỷ đồng (chứ không phải hơn 9.000 tỷ đồng - PV).

Phải chăng vì thế, Danh cố tình “lôi” bà Bích vào cuộc? Nhận nợ của bà Bích vào người thì Phạm Công Danh sẽ thành “con nợ” gần 6.000 tỷ đồng của bà Bích, và phải có trách nhiệm trả.

Phạm Công Danh và luật sư dùng đến chiêu bài ‘thà ôm thêm nợ chứ không ôm thêm tội’.

Tuy vậy, nếu tỉnh táo suy xét thì rõ ràng: Số tài sản của Danh đã bị CQĐT kê biên để khắc phục hậu quả vụ án, vậy Phạm Công Danh còn tài sản nào để trả nợ cho bà Bích?
Bà Trần Ngọc Bích khẳng định không có quan hệ vay mượn với Phạm Công Danh, chỉ cho Trang “phố núi” vay tiền.

Ngược lại, bị cáo “cầm đầu” vụ án dù quả quyết không chỉ đạo cấp dưới rút 5.190 tỷ đồng của bà Bích nhưng lại tuyên bố sẵn sàng chịu trách nhiệm trả nợ số tiền này.
Phạm Công Danh tại một phiên xử.

Lời khai các bị cáo đối nhau


Tại các phiên tòa trước, bà Trần Ngọc Bích khai không có quan hệ tín dụng với Phạm Công Danh mà chỉ cho Phạm Thị Trang (tức Trang “phố núi”) vay tiền. Các giao dịch đã được tất toán trước tháng 7/2014, trước thời điểm xảy ra vụ án.

Từ ngày 21/8 và 26/8/2013, bà Bích nhận được các khoản tiền từ Phạm Thị Trang trả nợ theo thỏa thuận ngày 21/6 và 30/7/2013. Số tiền này, bà Trần Ngọc Bích chỉ định nhận tại tài khoản ông Trần Quí Thanh (cha của bà Bích).

Từ nguồn tiền bà Trang trả nợ, bà Bích đã trả nợ các khoản vay tại VNCB. Sau khi đã giải chấp các sổ tiết kiệm, Bích lại dùng các sổ này thế chấp vay tiếp 3.100 tỷ đồng (21/8) và 2.090 tỷ đồng (ngày 26/8). Sau khi vay, bà Bích có thực hiện các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn.

5.190 tỷ này VNCB đang giữ và quản lý

Cũng trong hai ngày kể trên, tổng số tiền 5.190 tỷ đồng trong tài khoản của bà Bích đã bị Hoàng Đình Quyết, nguyên phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn chuyển sang tài khoản của Phạm Công Danh theo sự chỉ đạo của Danh.

Việc chuyển tiền này trái ý muốn của bà Bích, không có chữ ký của bà Bích, và không thông báo cho bà Bích biết.

Chưa dừng lại, Phạm Công Danh và các đồng phạm còn rút 300 tỷ đồng từ VNCB không có hồ sơ vay, chuyển vào tài khoản cho Phạm Công Danh chi xài cá nhân nhưng khai rằng số tiền này do 3 cá nhân thuộc nhóm bà Bích gồm Trần Hoài Phục, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Ngô Bích Thùy Trang đã vay của VNCB.

Tại tòa, Quyết khai thực hiện chuyển tiền theo chỉ đạo của Danh, còn Danh phủ nhận lời khai của Quyết.

Tuy vậy, dù Phạm Công Danh khăng khăng nói rằng không chỉ đạo Quyết chuyển 5.190 tỷ đồng từ tài khoản bà Bích sang tài khoản của mình nhưng bị cáo Danh sẵn sàng chịu trách nhiệm trả khoản tiền khổng lồ này.

Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên đã chất vấn nhằm làm rõ các hành vi của Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết nhưng các bị cáo này đều quanh co, tránh né.

Sau này, khi phát hiện ra sự việc, bà Bích nhiều lần yêu cầu ngân hàng giải quyết. Ngày 22/4/2014, HĐQT của VNCB có biên bản cam kết giải quyết, sau đó ra nghị quyết cam kết không tính lãi các khoản vay 5.190 tỷ đồng, không tự ý tất toán khoản vay, và tiếp tục trả lãi các sổ tiết kiệm.

Ngày 11/8, trước câu hỏi “phải chăng ngân hàng cố tình che giấu thông tin chuyển tiền trái ý của bà Bích” của luật sư Uyên, bị cáo Phạm Công Danh đã nổi cáu, quát nạt luật sư ngay trước mặt HĐXX. Hành vi này của Danh bị Chủ tọa phiên tòa cảnh cáo.

Cũng tại tòa, nhân viên kế toán của Phạm Công Danh ở Tập đoàn Thiên Thanh cũng đã thừa nhận ghi thêm chữ “lãi ngoài” vào biên nhận tiền và sau đó nhân viên này bị đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự.


Nguồn: http://baodatviet.vn/phap-luat/phap-dinh/vi-sao-pham-cong-danh-keo-ba-tran-ngoc-bich-vaocuoc-choi-3316633/

Giá heo hơi hôm nay (30/1): Biến động nhẹ tại miền Nam

Giá heo hơi hôm nay (30/1) ghi nhận biến động nhẹ tại miền Nam, trong khi tiếp tục ổn định tại hai miền còn lại. 
Giá heo hơi hôm nay (30/1) tại miền Nam biến động nhẹ
Cụ thể, giá heo hơi tại Trà Vinh giảm nhẹ 500 đồng xuống 28.500 đồng từ mức 29.000 đồng/kg. Tại Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, giá heo hơi đang ở mức 32.000 đồng/g, còn đối với loại heo dưới 100 kg tại Bình Phước đang giữ mức 29.000 - 30.000 đồng/kg.

Một số địa phương như Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương ... giá heo hơi đang dao động trong khoảng 29.000 - 31.000 đồng/kg. Mặc dù có biến động nhẹ, trong tính chung toàn miền, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam vẫn được thu mua trong mức 28.000 - 32.000 đồng/kg.

gia heo hoi hom nay 301 bien dong nhe tai mien nam
Giá heo hơi tại miền Nam biến động nhẹ trong ngày hôm nay.
Giá heo hơi miền Bắc hôm nay không biến động
Theo đó, giá heo hơi tại khu vực vẫn đang dao động trong mức 32.000 - 37.000 đồng/kg. Tại một số địa phương như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên ... giá heo hơi đang được thu mua ở mức khá tốt 32.000 - 34.000 đồng/kg. Còn mức giá cao hơn, 34.000 - 35.000 đồng/kg, được ghi nhận tại các tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định.

Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định, giao dịch trong mức 32.000 - 38.000 đồng/kg. Giá heo hơi vẫn có mức cao tại các tỉnh Nghệ An, Bình Định, Quảng Trị, dao động trong khoảng 35.000 - 38.000 đồng/kg. Còn từ Thừa Thiên Huế trở xuống khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên giá heo hơi thấp hơn, nằm trong mức 32.000 - 35.000 đồng/kg.

Theo trang steinbachonline.com, ngành thịt heo của Canada sẽ là một trong những nhân tố được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Theo đó, thịt heo Canada sẽ có quyền tiếp cận với những thị trường quan trọng như Nhật Bản, và những thị trường đang phát triển như Singapore, Việt Nam và Malaysia để cạnh tranh sau khi thỏa thuận thương mại này được ký vào tháng 3.

Trong năm 2016, Canada xuất khẩu thịt heo sang 9 - 10 quốc gia là thành viên của CPTPP, với tổng khối lượng xuất khẩu đạt 380.000 tấn, tương đương hơn 1,4 tỷ USD về giá trị.

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Thị trường chứng khoán 26/1: BID, VCB, MBB đạt đỉnh lịch sử, VN-Index tiếp tục bứt phá

Thị trường chứng khoán 25/1 ghi nhận sự rung lắc mạnh của VN-Index khi biến động hơn 15 điểm đầu phiên sau ngày giao dịch bùng nổ cả về thanh khoản lẫn giá trị giao dịch.
Tính đến 14h, VN-Index tăng 10,23 điểm (0,93%) lên 1.114,64 điểm với sự dẫn dắt của các đầu tàu ngân hàng như VCB, BID, MBB, CTG, STB... cùng GAS và VNM.
Trái lại một số cổ phiếu vốn hoá lớn khác như VIC, VRE, SAB, PLX, MSN chìm trong sắc đỏ. Nhóm dầu khí sau phiên hưng phấn cũng hạ nhiệt ngoài GAS thì đều quay đầu giảm điểm.

Loạt ông lớn ngân hàng lập đỉnh kéo VN-Index tăng hơn 13 điểm
Kết thúc phiên giao dịch sáng, VN-Index tăng 13,39 điểm (1,21%) lên 1.117,96 điểm. Thanh khoản toàn thị trường phiên sáng ở mức 217 triệu đơn vị, tương ứng 6.095 tỷ đồng.

Nhóm ngân hàng hạ nhiệt cuối phiên khi chỉ còn VCB, BID, STB, MBB, EIB, ACB tăng điểm và nổi bật là BID tăng trần phiên thứ hai lên 32.500 đồng/cp với thanh khoản hơn 5,3 triệu đơn vị và đạt mốc cao nhất kể từ khi lên sàn.

Thông tin kết quả kinh doanh năm 2017 khởi sắc là yếu tố chính khiến nhóm ngân hàng bùng nổ thời gian qua. Xếp đầu bảng trong nhóm "tứ trụ" là VCB với mức lợi nhuận khủng 11.000 tỷ đồng; kế đến là CTG với con số 9.206 tỷ đồng; BID đứng thứ ba với 8.800 tỷ đồng và Agribank với trên 5.000 tỷ đồng.

VCB ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp lên mốc cao nhất từ khi niêm yết, tương ứng tăng hơn 21% tính đến hết sáng nay. MBB tăng 11,7% ba phiên gần đây và cũng ghi nhận mốc cao nhất lịch sử.

"Họ FLC" sau phiên giao dịch ảm đạm hôm qua thì phiên nay sắc xanh phủ khắp ROS, FLC, KLF, HAI, AMD.

Sàn HOSE tạm ngừng giao dịch ngày 24/1 khiến FLC phải lùi ngày đăng ký cuối cùng chốt cổ tức năm 2016 từ 24/1 sang ngày 2/2. Theo đó ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 1/2, ngày thanh toán cổ tức là ngày 13/2.
Cổ phiếu chứng khoán, thép, bất động sản và xây dựng tiếp tục phân hoá bên cạnh nhóm hàng không chìm trong sắc đỏ.

Tính đến 10h40, sau khi rung lắc mạnh VN-Index lại tăng 12,02 điểm lên 1.116,59 điểm. VN-Index tăng mạnh nhờ đà hưng phấn của nhóm ngân hàng cùng các trụ đỡ là VNM, VIC, VRE, GAS.

thi truong chung khoan 261 bid vcb mbb dat dinh lich su vn index tiep tuc but pha
VN-Index biến động hơn 15 điểm đầu phiên, có lúc thủng mốc tham chiếu
Chỉ 20 phút giao dịch sau phiên ATO, thị trường ghi nhận sự biến động mạnh khi VN-Index chỉ còn tăng 2,53 điểm, thậm chí có thời điểm thủng mốc tham chiếu. Nhóm cổ phiếu bluechip bắt đầu phân hoá.

Ở nhóm trụ, VNM, VIC, VRE, VCB, GAS vẫn duy trì đà tăng, trái lại SAB, MSN quay đầu giảm điểm sau phiên hưng phấn ngày 25/1.

Nhóm ngân hàng phân hoá khi BID, VCB, STB, MBB, CTG, VPB tăng điểm còn BAB, EIB, HDB, LPB lại hạ nhiệt. Nổi bật là BID tăng trần.

Tương tự nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng, chứng khoán, thép phân hoá khi số mã tăng giảm cân bằng.

Cổ phiếu hàng không đặc biệt là VJC sau phiên bứt phá tăng trần ngày 25/1 thì sang phiên nay giảm nhẹ 1.500 đồng về 198.000 đồng/cp. Sắc đỏ cũng bao trùm HVN, ACV, NCT.

Nhóm cổ phiếu dệt may với sắc xanh lan toả từ TCM, TNG, GMC, VGG, GIL... sau thông tin quan chức 11 quốc gia thành viên của Thái Bình Dương vừa kết thúc phiên đàm phán CPTPP và dự kiến sẽ chính thức ký kết vào tháng 3/2018 tại Chile.
Mở đầu phiên giao dịch sáng 26/1, VN-Index tiếp tục thăng hoa khi dòng tiền ồ ạt đổ vào nhóm bluechip. VN-Index tăng 16,83 điểm lên 1.121,4 điểm.

Cổ phiếu dòng P tiếp tục bứt phá với sắc xanh phủ khắp GAS, PLX, PVD, PVS, PVX... Trong đó, GAS tăng 4,3% lên 118.500 đồng/cp sau phiên trần, ghi nhận mốc giá cao nhất kể từ khi niêm yết.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng ghi nhận sự phân hoá sau phiên bùng nổ. Tuy nhiên ngay đầu phiên BID có thời điểm tăng kịch trần lên 32.500 đồng/cp.

Kết quả xổ số Vietlott 25/1: Jackpot 1 cận kề mốc 300 tỷ đồng

Trong kết quả xổ số Vietlott hôm nay (ngày 25/1), giá trị giải độc đắc của xổ số Power 6/55 (jackpot 1) đạt mức hơn 281 tỷ đồng.
Kết quả xổ số Vietlott ngày 25/1
Trong kết quả xổ số Vietlott hôm nay (ngày 25/1), giá trị giải độc đắc của xổ số Power 6/55 (jackpot 1) đạt mức hơn 281 tỷ đồng, đã đến rất gần mốc 300 tỷ đồng mà Vietlott quy định (chỉ còn cách 19 tỷ đồng – tương đương với hơn 2 kỳ quay số nữa mà thôi).

Dãy số của giải jackpot trong kết quả quay số Power 6/55 hôm nay là 01 – 10 – 30 – 44 – 45 – 50, số may mắn được chọn là 04. Các con số dự thưởng chỉ cần trùng với các cặp số nói trên mà không cần đúng theo thứ tự đã nêu.

ket qua xo so vietlott 251 jackpot 1 can ke moc 300 ty dong
Kết quả xổ số Vietlott ngày 25/1.
Trong khi jackpot 1 đạt mốc kỷ lục mới thì jackpot 2 cũng đồng cảnh vô chủ với giá trị giải hiện đạt 5,8 tỷ đồng. Đây cũng là một trong những mức thưởng lớn nhất của jackpot 2 tính đến hiện tại (trước đây Vietlott từng tìm thấy hai giải jackpot 2 cùng trị giá khoảng 5,8 tỷ đồng).

Có thể chỉ cần một kỳ quay số là sẽ tìm ra chủ nhân mới bởi thực tế giải này đã liên tiếp tìm được các khách hàng trúng thưởng trong thời gian gần đây với tần số trúng giải khá cao. Riêng năm 2018, Vietlott đã tìm được đến 7 người trúng jackpot 2.

U23 Việt Nam sẽ nhận thưởng bao nhiêu nếu vô địch giải

Chiều ngày 23/1, ngay sau khi đội tuyển U23 Việt Nam thắng 4-3 trên loạt trận luân lưu với Qatar để giành quyền vào đá trận chung kết giải vô địch U23 Châu Á,​ 3 ngân hàng là Vietcombank, BIDV và VietinBank đã quyết định thưởng nóng U23 Việt Nam 2.5 tỷ đồng.


Niềm vui của các cầu thủ U23 Việt Nam và ban huấn luyện. (Nguồn: AFC)

Thưởng nóng cho U23 Việt Nam nếu vô địch giải năm nay: 

Để chúc mừng và động viên đội bóng đá nam U23 Việt Nam, tập thể Vietcombank đã quyết định thưởng nóng cho đội tuyển 1 tỷ đồng, ViettinBank 1 tỷ đồng và BIDV tặng 500 triệu đồng.

Vietcombank từng tham gia là nhà tài trợ chính của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam cũng như tài trợ cho các đội tuyển trẻ thi đấu các giải trong nước và quốc tế. Lãnh đạo Vietcombank cho biết, luôn ủng hộ, cổ vũ cho các lớp cầu thủ không ngừng cố gắng cống hiến, thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo quốc gia, mang lại vinh quang cho Tổ quốc và quảng bá thành công một hình ảnh đẹp về Việt Nam trên trường quốc tế.

BIDV chúc đội bóng đá nam U23 Việt Nam sẽ tiếp tục vững tin, thi đấu hết mình và giành chiến thắng trong trận chung kết sắp tới.



Cùng xem lại giây phút làm nên lịch sử của U23 Việt Nam:

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

Hôm nay 25/1, HOSE giao dịch trở lại sau sự cố 'sập sàn'

Thống báo từ Sở GDCK TP.HCM (HOSE) cho biết, sàn sẽ giao dịch trở lại vào ngày 25/1 sau sự cố xảy ra vào ngày 22/1 vừa qua.
Theo đó, HOSE đã khắc phục xong sự cố và sẽ tổ chức giao dịch trở lại bình thường kể từ ngày 25/1/2018. Giá tham chiếu cho phiên giao dịch ngày 25/1/2018 là giá khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch 22/1/2018.

Trong trường hợp ngày giao dịch 22/01/2018 không có giá khớp lệnh, giá tham chiếu cho ngày giao dịch 25/01/2018 là giá đóng cửa của ngày giao dịch 19/01/2018.

Sự cố hy hữu tại HOSE xảy ra vào lúc 14 giờ 31 phút ngày 22/1 trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. Theo đó, hệ thống không thể khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. HOSE đã bị lỗi khiến hàng ngàn lệnh giao dịch trị giá hàng ngàn tỷ đồng bị kẹt lại.

Sự cố trên đã khiến HOSE phải ngừng giao dịch trong cả hai phiên 23 và 24/1.

HOSE,chứng khoán
Theo HOSE, mức độ ảnh hưởng của sự cố là tới tất cả các lệnh giao dịch tại đợt giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa đối với toàn bộ các mã chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Trong khi đó, các giao dịch thỏa thuận không bị ảnh hưởng.
Ông Lê Hải Trà, Thành viên Hội đồng quản trị Phụ trách Hội đồng quản trị Sở GDCK TP.HCM cho biết, nguyên nhân của sự cố ngày 22/01/2018 vừa qua đối với hệ thống giao dịch của HOSE được xác định là từ phần mềm khớp lệnh. Các chuyên gia đã thực hiện việc phân tích và vá lỗi trong ngày 23/01.
Hôm 24/1, HOSE đã tổ chức 2 phiên kiểm thử giả lập với các công ty chứng khoán trên toàn thị trường dưới sự giám sát của các chuyên gia. Kết quả cho thấy hệ thống đã hoạt động bình thường và sẵn sàng để mở cửa thị trường trở lại. Hệ thống giao dịch của HOSE có khả năng dự phòng. Tuy nhiên, đối với sự cố phần mềm như thế này thì hệ thống dự phòng không có tác dụng, vì các máy chủ đều cài chung một phiên bản phần mềm ứng dụng như nhau (và đều bị lỗi như nhau).

Ông Lê Hải Trà cũng khẳng định hệ thống giao dịch hiện tại là một hệ thống tốt, có độ ổn định cao đã từng được sử dụng tại Sở GDCK Chicago và Sở GDCK Thái Lan trước khi về Việt Nam. Hệ thống được bảo trì đầy đủ và nhiều lần nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường. Trên thực tế, trong điều kiện sôi động của thị trường trong thời gian qua cũng như thời điểm xảy ra sự cố phần mềm vừa qua, số lượng lệnh mà hệ thống xử lý mới chỉ khoảng 25% năng lực của hệ thống.

Hạn chế của hệ thống hiện tại nằm ở tính linh hoạt và khả năng mở rộng hơn nữa trong tương lai. Chính vì vậy, HOSE đang là chủ đầu tư, cùng 2 đơn vị thụ hưởng là HNX và VSD, triển khai một dự án công nghệ thông tin hiện đại với nhà thầu là Sở GDCK Hàn Quốc (KRX) nhằm thay đổi hoàn toàn nền tảng công nghệ thông tin của thị trường chứng khoán Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao trong tương lai. Dự án đã hoàn tất giai đoạn thiết kế, sắp đi vào triển khai vật lý và kiểm thử, sẽ đi vào hoạt động trong năm 2019.

Ông Hải cho biết, dù là sự kiện bất khả kháng, song việc phải đóng cửa thị trường và việc cực chẳng đã, chắc chắn ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của HOSE nói riêng và TTCK  Việt Nam nói chung. Sự cố vừa qua cho thấy công chúng đầu tư trên TTCK đã bản lĩnh hơn nhiều, không chỉ về tâm lý, hành vi đầu tư mà còn cả về khả năng ứng xử trong tình huống khủng hoảng.
Lãnh đạo UBCK cho rằng, đây là sự cố kỹ thuật đáng tiếc, nhưng cũng cần phải nhìn nhận những sự cố như thế này là rủi ro trong hoạt động mà bất cứ thị trường nào cũng có thể gặp phải.

HOSE tiếp tục tạm ngừng giao dịch ngày 24/1

HOSE vừa thông báo đến nhà đầu tư sẽ tiếp tục tạm ngừng giao dịch ngày 24/1 để kiểm thử với các công ty chứng khoán thành viên toàn thị trường trước khi chính thức mở cửa thị trường trở lại.
Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) vừa phát đi thông báo đã tiến hành kiểm tra và xử lý sự cố hệ thống giao dịch ngày 22/1/2018.

Sở cho biết được sự đồng ý của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, để đảm bảo an toàn và chính xác cho hệ thống giao dịch, Sở tiếp tục tạm ngừng giao dịch ngày 24/1 để kiểm thử với các công ty chứng khoán thành viên toàn thị trường trước khi chính thức mở cửa thị trường trở lại.

Vào chiều nay (23/1), trên mạng xã hội đã xuất hiện tin đồn thất thiệt liên quan đến việc tăng thời gian giao dịch ngày 24/1. Sở khẳng định thông tin đó không đúng sự thật và đã báo cáo cơ quan chức năng làm rõ nguồn gốc, mục đích mạo danh.

Theo thông tin giả mạo, việc ngừng giao dịch ngày 23/1 sẽ được HOSE bù thêm giờ giao dịch cho ngày 24/1. Cụ thể, tăng thời gian giao dịch phiên sáng bắt đầu từ 6h30 và nghỉ giữa phiên lúc 11h30 và tăng thời gian giao dịch phiên chiều bắt đầu từ 13h và đóng cửa lúc 16h.

HOSE đã thông báo tạm ngừng giao dịch từ đợt giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa ngày 22/1 và ngừng giao dịch vào ngày 23/1.

Trước đó tại phiên giao dịch ngày 22/1 vào khoảng 14h30 trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa đã xảy ra sự cố kỹ thuật đối với hệ thống giao dịch của HOSE.